Những câu hỏi liên quan
nguyễn hương trà
Xem chi tiết
lạc lạc
8 tháng 11 2021 lúc 13:38

tham khảo

 

Yêu đất nước tức là yêu nơi chôn nhau cắt rốn, yêu con đường làng hai buổi đến trường, yêu cả những quần đảo ngoài xa khơi đang ngày đêm làm hệ thống tiền tiêu để bảo vệ cho tổ quốc. Phạm vi lãnh thổ của nước ta không chỉ bao gồm có đất liền, vùng trời, vùng biển mà còn cả những hòn đảo ngoài xa. Như Bác Hồ đã từng nói “Ngày xưa ta có đêm, có rừng. Ngày nay, ta có ngày có trời, có biển. Biển nước ta dài và tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn và phát huy nó”.

Từ thuở tấm bé ta vẫn thường nghe những lời ru ngọt ngào của bà của mẹ, đất nước ta tươi đẹp với rừng vàng biển bạc. Lớn lên theo những trang sách sử vọng về chúng ta càng thêm yêu quý thêm từng mảnh đất quê hương. Đó không chỉ là mảnh đất liền nơi ta sinh sống, vùng trời mênh mông với những cánh chim bay mà còn cả những hòn đảo nhỏ ngoài khơi đang ngày ngày làm hệ thống tiền tiêu để bảo vệ tổ quốc.

Thật vậy, biển đảo chính là máu thịt của tổ quốc. Thật may mắn cho chúng ta khi được sinh ra và lớn lên trong thời đại hòa bình. Thế nhưng lịch sử 14 cuộc chiến tranh cướp nước của giặc ngoại xâm thì có đến 10 cuộc chiến bắt đầu từ biển. Thế mới biết biển có vai trò quan trọng thế nào trong việc giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ. Nhất là đối với Việt Nam, nắm giữ một trong những đường hàng hải quan trọng nhất thế giới.

Biển không chỉ là người bạn của con người mà nó còn là người mẹ vĩ đại nuôi sống con người. Biết bao nhiêu làng chài ven biển đang ngày ngày bám biển tìm kiếm hạt ngọc cho đời. Những mẻ cá trĩu nặng, những vựa muối óng ánh chính là phần quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Không những thế, biển còn có những hòn đảo, những vị trí quân sự trọng yếu để bảo vệ đất mẹ từ xa. Chúng ta tự hào với những Hoàng Sa, Trường Sa sừng sững với những người lính quê hương đang ngày ngày vững cây súng bảo vệ tổ quốc.

Không những thế biển còn là một chứng nhân lịch sử, một minh chứng hùng hồn cho những năm tháng đau thương mà anh hùng của cả dân tộc. Nhà tù Côn Đảo thuộc huyện đảo Phú Quốc là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng. Nơi chứng kiến biết bao nhiêu lớp người đã anh dũng ngã xuống vì bình yên độc lập của quê hương. Biển yên bình nhưng vùi sâu trong nó là biết bao chiến tích được viết nên bằng máu và hoa. Như một nhạc sĩ nào đó đã từng viết “Ôi biển Việt Nam, ôi sóng Việt Nam. Qua bao nhiêu thăng trầm lửa thử vàng mới nên người. Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương”.

Trong cuộc sống hiện đại, thì biển càng đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng với cuộc sống. Không chỉ cung cấp cho con người nguồn tài nguyên dồi dào về hải sản, dầu khí… Biển còn là nơi để con người tìm được sự cân bằng sau những ngày lao động mệt mỏi. Và nơi đây cũng mang một ý nghĩa chính trị lớn lao. Những năm qua, biết bao nhiêu thế hệ trẻ đã xung phong được ra đảo để bảo vệ tổ quốc. Các anh thực sự là những tấm gương sáng ngời để thế hệ trẻ chúng em noi theo tiếp nối truyền thống yêu nước vĩ đại của dân tộc.

Yêu nước là một truyền thống quý báu ngàn đời của cả dân tộc. Yêu nước là yêu những thứ bình dị và nhỏ bé nhất. Và tình yêu biển đảo chính là một phần trong thứ tình cảm mãnh liệt đó. Thế hệ trẻ chúng ta, những người lớn lên trong thời buổi hòa bình hãy tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước yêu biển đảo quê hương đó. Bởi biển đảo chính là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ trái tim của Tổ quốc.

Bình luận (0)
đạti
23 tháng 4 lúc 20:42

1

Bình luận (0)
hải đăng
Xem chi tiết
minh nguyet
10 tháng 12 2021 lúc 19:48

BPTT: So sánh

Bình luận (0)
Huyền Trang
10 tháng 12 2021 lúc 19:48

Sở sánh

Bình luận (0)
Oanh Ngô
Xem chi tiết
violet.
28 tháng 12 2021 lúc 8:14

Thi tự làm

Bình luận (0)
Phan Chánh Quốc
Xem chi tiết
︵✰Ah
11 tháng 2 2022 lúc 19:33

Hai câu thơ trên đã cho thấy bức tranh Việt Nam giàu đẹp và bình dị một cách vô cùng sinh động, tỉ mỉ. Biển lúa mênh mong, hứa hẹn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Hình ảnh đó đã góp phần tô đậm sự nên thơ bình dị của dất nước thân yêu này. Qua đó, ta có thể nhìn thấy một làng quê tươi đẹp, yên bình và vô vàn cảnh sắc tươi mới, hữu tình

Bình luận (0)
Nga Lun
Xem chi tiết
❤ ~~ Yến ~~ ❤
23 tháng 1 2021 lúc 15:17

MB:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: biển đối với đời sống con người có một vai trò hết sức quan trọng và to lớn. Trong tâm thức người Việt, biển là đất nước, là cuộc sống.

TB:

- Bàn luận:

+ Biển cả đối với con người thật ấm áp, như người mẹ hiền chở che, nuôi nấng con người lớn lên, bao bọc con người với một tình cảm trìu mến, thân thương.

+ Biển đem lại cho chúng ta nhiều nguồn tài nguyên, khoáng sản: dầu khí, than, sắt, cát thủy tinh…

+ Cung cấp nguồn thủy hải sản với trữ lượng lớn: tôm, cá, cua,…

+ Biển gắn liền với những giá trị thiêng liêng tâm linh và lịch sử: truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ, những chiến công lịch sử Bạch Đằng, Vân Đồn xưa, Cồn cỏ, đường huyền thoại Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ…

+ Biển có vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự, tạo nên nhiều khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…

- Phê phán: những hành động của con người làm hại, ảnh hưởng đến môi trường biển như các nhà máy, xí nghiệp thải nhiều chất độc hại; con người khai thác tài nguyên biển quá mức; …

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Biển cung cấp nguồn tài nguyên đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhân loại nhưng biển cũng cần sự bảo vệ của con người.

+ Chúng ta cần nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của biển, hải đảo ; cũng như tôn vinh những giá trị của nó với sự sống cộng đồng.

+ Nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên, môi trường biển, hải đảo.

KB: 

Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại cần xây dựng ý thức vươn ra biển, làm giàu từ biển trong cộng đồng người Việt Nam, từng bước khẳng định vị thế Việt Nam là một quốc gia mạnh về biển trong khu vực. Và song song với đó là xây dựng lực lượng quân sự hùng hậu đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Bình luận (0)
minh nguyet
23 tháng 1 2021 lúc 22:41

Tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

1.   Giải thích nội dung của ý thơ

-     Biển rất giàu đẹp: cho con người cá, cung cấp nguồn hải sản vô cùng phong phú.

-     Biển cả đối với ngư dân cũng rất ý nghĩa thủy chung, bao la như lòng mẹ chờ che nuôi nấng họ lớn lên, bao bọc họ với một tình cảm trìu mến, thân thương.

2.   Bàn luận

-     Khẳng định được vai trò quan trọng của biển đảo đối với đời sống con người (về phát triển kinh tế, về giao thông đường biển và quốc phòng an ninh...)

-     Bàn về tình yêu đối với biển đảo quê hương, cần có thái độ nghiêm túc, thể hiện được trách nhiệm công dân với những biểu hiện cụ thể (có dẫn chứng minh họa).

3.   Bài học nhận thức và hành động

-     Thể hiện tình yêu biển đảo, yêu đất nước bằng những hành động cụ thể, thiết thực phù họp với lứa tuổi của mình (ra sức học tập, lao động, tích cực tham gia các hoạt động hướng về Hoàng Sa - Trường Sa...)

Đoạn văn tham khảo;

Biển đối với đời sống con người có một vai trò hết sức quan trọng và to lớn. Trong tâm thức người Việt, biển là đất nước, là cuộc sống. Biển cả đối với con người thật ấm áp, như người mẹ hiền chở che, nuôi nấng con người lớn lên, bao bọc con người với một tình cảm trìu mến, thân thương.Biển đem lại cho chúng ta nhiều nguồn tài nguyên, khoáng sản: dầu khí, than, sắt, cát thủy tinh…cung cấp nguồn thủy hải sản với trữ lượng lớn: tôm, cá, cua,… Biển gắn liền với những giá trị thiêng liêng tâm linh và lịch sử: truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ, những chiến công lịch sử Bạch Đằng, Vân Đồn xưa, Cồn cỏ, đường huyền thoại Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ… Biển có vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự, tạo nên nhiều khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…Biển có nhiều lợi ích giúp cho cuộc sống của chúng ta vậy mà lại có một số những hành động của con người làm hại, ảnh hưởng đến môi trường biển như các nhà máy, xí nghiệp thải nhiều chất độc hại; con người khai thác tài nguyên biển quá mức; …Biển cung cấp nguồn tài nguyên đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhân loại nhưng biển cũng cần sự bảo vệ của con người.Chúng ta cần nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của biển, hải đảo ; cũng như tôn vinh những giá trị của nó với sự sống cộng đồng, nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên, môi trường biển, hải đảo. Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại cần xây dựng ý thức vươn ra biển, làm giàu từ biển trong cộng đồng người Việt Nam, từng bước khẳng định vị thế Việt Nam là một quốc gia mạnh về biển trong khu vực. Và song song với đó là xây dựng lực lượng quân sự hùng hậu đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo. :))

Bình luận (0)
Quoc Khanh Vu
Xem chi tiết
Cíu iem
Xem chi tiết
ϗⱳȿ༗༤Harry™
Xem chi tiết
Laville Venom
7 tháng 5 2021 lúc 21:03

em tk 

Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất đã có lần tâm sự: "Sau khi bay vòng quanh Trái Đất trên tàu vũ trụ, tôi thấy hành tinh của chúng ta đẹp biết bao. Các bạn ơi, hãy cùng bảo vệ và làm cho vẻ đẹp này thêm tươi sắc, chứ đừng hủy hoại nó nhé!". Thế nhưng, Trái Đất tươi đẹp với 3 phần 4 là biển và đại dương đang bị xâm hại nghiêm trọng. Thay vì cố gắng tìm một hành tinh khác có sự sống trong dải ngân hà tại sao chúng ta không cứu lấy Trái Đất và việc đầu tiên cần làm là lắng nghe tiếng gọi của biển xanh. Biển như người mẹ cung cấp cho con người rất nhiều thứ, từ nguồn lợi du lịch, khoáng sản, hải sản, giao thông… nhưng biển chưa bao giờ đòi hỏi loài người phải trả lại cho biển điều gì cả. Ngược lại, con người đối xử bất công và thực sự vô ơn. Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra Trái Đất nóng lên, băng từ hai cực tan ra, mực nước biển ngày càng dâng lên. Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra nguồn hải sản đang cạn kiệt, nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Và khi cá chết ở nhiều nơi, người ta mới giật mình tự hỏi hình như nước biển đang ô nhiễm. Đại dương mênh mông cũng đáp trả con người bằng những hành động giận dữ. Không gì khác đó chính là sự biến đổi khí hậu. Khi chiến thắng trong một hạng mục của giải thưởng OSCAR, diễn viên Leonardo vẫn không quên truyền đi một thông điệp tới cả thế giới: “Chiến thắng này cũng là một cơ hội quan trọng để mọi người chú ý nhiều hơn đến tình trạng biến đổi khí hậu và thúc đẩy hành động của chính chúng ta”. Những mùa đông băng giá hơn, mùa hè nắng nóng hơn khắc nghiệt hơn. Mực nước biển dâng lên làm xâm nhập mặn đất nhiễm phèn, ảnh hưởng cả một nền nông nghiệp. Những cơn bão hay sóng thần thường xuyên hơn dữ dội hơn bao giờ hết, nó cuốn trôi cả con người và mọi thứ trên đường đi của mình. Nhiều người vẫn không thể quên được lời nói xúc động của cô bé 6 tuổi trước khi buông tay mẹ và bị cơn bão Haiyan cuốn đi: "Mẹ, mẹ hãy buông con ra. Mẹ hãy tự cứu lấy mình". Phải chăng đã đến lúc con người phải tự cứu lấy chính mình trước khi quá muộn. Vì lợi nhuận kinh tế, con người sẵn sàng hủy hoại môi trường biển. Có người vì lợi nhuận nhỏ bán hàng ngay tại bãi biển các khu du lịch tiếp tay cho du khách xả rác vô điều kiện. Có người vì lợi nhuận lớn hơn thảm sát cá bằng các phương tiện hủy diệt. Có người vì lợi nhuận lớn hơn nữa sẵn sàng xả thải trực tiếp các chất hóa học độc hại xuống biển. Thực chất, chúng ta đang vay nặng lãi để thế hệ con cháu phải gánh chịu món nợ của cha ông. Bạn thu được 1 đồng từ việc xâm hại biển bạn phải mất hàng nghìn lần như thế để cải thiện lại môi trường. Bộ phim Mỹ nhân ngư lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích nhưng lại đem đến một thông điệp rất sâu sắc: "Khi thế giới này chẳng còn đến một giọt nước sạch, một luồng không khí trong lành thì tiền còn nghĩa lý gì?". Tôi có một niềm tin sâu sắc về hiệu ứng cánh bướm, rằng “Một con bướm có thể vỗ cánh trên một bông hoa Trung Quốc và gây ra một cơn bão ở biển Caribbean”. Một hành động dù nhỏ cũng có thể tạo nên sức lan tỏa rộng lớn như những cơn bão. Thay vì kêu cứu, bức xúc hộ biển xanh, biển tự biết cách bức xúc theo cách của mình. Hãy bắt tay ngay vào hành động. Một cây xanh bạn trồng ở đất liền cũng có thể khiến đại dương xa xôi bình yên hơn. Từ chối sử dụng túi nilon khi mua hàng cũng có thể khiến thế giới thoát khỏi thảm cảnh là một biển rác. Hay tiết kiệm một giọt nước ngọt cũng là cách để biển không phải rơi nước mắt, biển quá mặn rồi. Bạn đừng xả rác, lãng phí năng lượng, chặt phá cây xanh rồi sau đó tự hào vì đã gửi vài trăm nghìn đồng hỗ trợ nạn nhân bão lụt. Các công ty đừng xả thải trực tiếp ra môi trường rồi sau đó dành tiền hỗ trợ những nông dân là nạn nhân do hành động của chính họ gây ra. Biển sẽ mãi bao bọc chở che con người khi con người biết lỗi và sẵn sàng sửa lỗi. Sau ồn ào biển nhất định dịu êm. Văng vẳng đâu đây một viễn cảnh tươi sáng hơn trong giai điệu bài Biển hát chiều nay (nhạc sĩ Hồng Đăng): Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng. Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương. Biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương. Bài làm 2 Biển đảo Việt Nam là phần lãnh thổ đất nước Việt Nam, qua nghìn đời nó luôn gắn chặt với đời sống của cư dân nước Việt cả về vật chất và tinh thần. Bởi vậy, biển đảo trong tâm thức người Việt là đất nước, là cuộc sống; và thực tế hàng ngàn năm lịch sử người Việt đã ra sức khai phá dựng xây sẵn sàng đổ cả máu xương cho chủ quyền biển đảo. Việt Nam có bờ biển dài, thềm lục địa rộng lớn trên một triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền; có hơn 3.000 hòn đảo. Biển nước ta có nguồn tài nguyên tiềm tàng, khoáng sản nổi bật là dầu khí (với trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn), và nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, ti tan, cát thủy tinh..., hải sản có tổng trữ lượng khoảng 3-4 triệu tấn. Đặc biệt đáng chú ý là vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch có giá trị như những cánh cửa rộng mở để chủ động hội nhập kinh tế với thế giới. Vùng biển nước ta còn có vị tri đặc biệt quan trọng về quân sự, là biên giới biển Đông, là đường tiếp cận, bàn đạp tiến công, các thế lực xâm lược. Lịch sử cho thấy rằng trong 14 cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù đối với nước ta, có 10 cuộc bắt đầu từ hướng biển. Biển nước ta luôn gắn với những giá trị thiêng liêng tâm linh và lịch sử: Truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ, những chiến công lịch sử Bạch Đằng, Vân Đồn xưa, Cồn cỏ, đường huyền thoại Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ... đã cấu thành những thành tố thuộc về dân tộc nâng đỡ sức mạnh tinh thần cho muôn thế hệ. Tuy nhiên, trong một thời kỳ lâu dài, chúng ta vẫn chưa nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của biển, chưa thấy hết được tiềm năng to lớn của biến trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác nghiên cứu khoa học về biển còn hạn chế. Để biến phát huy tiềm năng, chúng ta cẩn nâng cao nhận thức về vị thế - tầm quan trọng của biển, hải đảo ; cũng như tôn vinh những giá trị của nó trị sự sống cộng đồng. Nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên, môi trường biển, hải đảo. Đặc biệt, trong thời điếm hiện tại cẩn xây dựng ý thức vươn ra biển, làm giàu từ biển trong cộng đồng người Việt Nam, từng bước khẳng định vị thế Việt Nam là một quốc gia mạnh về biển trong khu vực. Và song song với đó là xây dựng lực lượng quân sự hùng hậu đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo. Biển nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên, là nơi nương tựa của hàng chục triệu người dân đất Việt là không gian sinh tồn của dân tộc, là địa bàn chiến lược trong bảo vệ và phát triển đất nước. Do vậy bảo vệ chủ quyền và phát huy tiềm năng biển đảo là mệnh lệnh của Tổ quốc cho mỗi người Việt Nam. Bài làm 3 Viêt nam được xem là đất nước ’rừng vàng biển bạc’ vì đất nước ta được thiên nhiên ban cho những gì trù phú nhất, bao la nhất đối với một đất nước nhỏ bé của chúng tôi. Biển đảo quê tôi bao la là thế, rộng lớn là thế nhưng các bạn có biết rằng đã bao nhiêu xương máu đổ xuống đó mới giữ gìn được biển đảo chúng tôi ngày hôm nay. Lũ giặc đã năm lần bảy lượt nhòm ngó đến mảnh đất, biển đảo Việt Nam nhưng dân tộc Việt Nam quyết đổi lấy tính mạng của mình để giữ gìn những mảnh đất thiêng liêng đó. Ngọn hải đăng vẫn có đó, vẫn luôn sáng rõ giữa biển rộng lớn bao la. NHững chiến sĩ vẫn ở đó, vẫn đã và đang hằng ngày nhìn thẳng về phía trước kiêu hãnh, quyết tâm giữ gìn mảnh đất quê hương. “Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biểnCó một phần máu thịt ở Hoàng SaNgàn năm trước con theo cha xuống biểnMẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường SaĐất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặcCác con nằm thao thức phía TRường SơnBiển Tổ quốc chưa một ngày yên ảBiển cần lao như áo mẹ bạc sờn” Biển cho cá mặn, biển cho con người Việt nam có điều kiện ra khơi đánh bắt, biển đảo quê tôi với những thực thể trù phú. Có vẻ như thiên nhiên ưu ái những con người cần cù, chịu thương chịu khó trên mảnh đất cờ đỏ sao vàng này. Biển như lòng mẹ bao la mang đến cho ta bao nguồn lợi thủy hải sản, nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Biển chứa chan tình yêu thương vẫn ngày đêm vỗ sóng vào bờ. Tình yêu đối với biển đảo là tình yêu to lớn nhất. Ông cha ta có câu ’tất đất tất vàng’ vì thế con dân Việt ý thức rõ được điều đó, đã và đang phấn đấu từng ngày bảo vệ lấy mảnh đất thiêng liêng đó. Cứ mỗi lần nghĩ đến biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa tôi thấy thật kiêu hãnh. Kiêu hãnh là vì dân tôi trên bờ vẫn hàng ngày ra khơi đánh bắt, lao động để có cuộc sống an yên với đời, để góp sức xây dựng và phát triển Tổ quốc. Kiêu hãnh là vì ngoài kia cách chúng ta hàng ngàn dặm các chiến sĩ vẫn ở đó, vẫn đang hằng ngày bảo vệ mảnh đất đó; họ bỏ cả thanh xuân, bỏ niềm vui bên gia đình để cố gằng góp sức mình bảo vệ tổ quốc.Hậu phương đổ mồ hôi từng ngày vì trong lòng họ đang nghĩ đến những chiến sĩ canh gác ngoài kia (tiền tuyến nổ lực bảo vệ từng giây, từng phút) khổ cực, gian lao biết bao. Tôi tự hào về những con người nhỏ bé Việt Nam, ý chí và lòng quyết tâm họ không hề nhỏ chút nào, họ sắt đá trước kẻ thù. Là một công dân VIệt Nam, tôi hiểu lòng mình tình yêu biển đảo lớn lắm, chỉ thầm mong biển lại vỗ về cát sóng, bình yên với dân tộc tôi 
Bình luận (1)
Ngọc Yến
7 tháng 5 2021 lúc 21:05

Biển đảo Việt Nam là phần lãnh thổ đất nước Việt Nam, qua nghìn đời nó luôn gắn chặt với đời sống của cư dân nước Việt cả về vật chất và tinh thần.

Bởi vậy, biển đảo trong tâm thức người Việt là đất nước, là cuộc sống; và thực tế hàng ngàn năm lịch sử người Việt đã ra sức khai phá dựng xây sẵn sàng đổ cả máu xương cho chủ quyền biển đảo.Việt Nam có bờ biển dài, thềm lục địa rộng lớn trên một triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền; có hơn 3.000 hòn đảo. Biển nước ta có nguồn tài nguyên tiềm tàng, khoáng sản nổi bật là dầu khí (với trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn), và nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, ti tan, cát thủy tinh…, hải sản có tổng trữ lượng khoảng 3-4 triệu tấn. Đặc biệt đáng chú ý là vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch có giá trị như những cánh cửa rộng mở để chủ động hội nhập kinh tế với thế giới.

Vùng biển nước ta còn có vị tri đặc biệt quan trọng về quân sự, là biên giới biển Đông, là đường tiếp cận, bàn đạp tiến công, các thế lực xâm lược. Lịch sử cho thấy rằng trong 14 cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù đối với nước ta, có 10 cuộc bắt đầu từ hướng biển.Biển nước ta luôn gắn với những giá trị thiêng liêng tâm linh và lịch sử: Truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ, những chiến công lịch sử Bạch Đằng, Vân Đồn xưa, Cồn cỏ, đường huyền thoại Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ… đã cấu thành những thành tố thuộc về dân tộc nâng đỡ sức mạnh tinh thần cho muôn thế hệ.

Tuy nhiên, trong một thời kỳ lâu dài, chúng ta vẫn chưa nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của biển, chưa thấy hết được tiềm năng to lớn của biến trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác nghiên cứu khoa học về biển còn hạn chế.

Để biến phát huy tiềm năng, chúng ta cẩn nâng cao nhận thức về vị thế – tầm quan trọng của biển, hải đảo ; cũng như tôn vinh những giá trị của nó trị sự sống cộng đồng. Nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên, môi trường biển, hải đảo.

Đặc biệt, trong thời điếm hiện tại cẩn xây dựng ý thức vươn ra biển, làm giàu từ biển trong cộng đồng người Việt Nam, từng bước khẳng định vị thế Việt Nam là một quốc gia mạnh về biển trong khu vực. Và song song với đó là xây dựng lực lượng quân sự hùng hậu đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo.Biển nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên, là nơi nương tựa của hàng chục triệu người dân đất Việt là không gian sinh tồn của dân tộc, là địa bàn chiến lược trong bảo vệ và phát triển đất nước. Do vậy bảo vệ chủ quyền và phát huy tiềm năng biển đảo là mệnh lệnh của Tổ quốc cho mỗi người Việt Nam.

Bình luận (1)
Yluan Ktul
7 tháng 5 2021 lúc 21:07

 

Biển đảo Việt Nam là phần lãnh thổ đất nước Việt Nam, qua nghìn đời nó luôn gắn chặt với đời sống của cư dân nước Việt cả về vật chất và tinh thần. Bởi vậy, biển đảo trong tâm thức người Việt là đất nước, là cuộc sống; và thực tế hàng ngàn năm lịch sử người Việt đã ra sức khai phá dựng xây sẵn sàng đổ cả máu xương cho chủ quyền biển đảo. Việt Nam có bờ biển dài, thềm lục địa rộng lớn trên một triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền; có hơn 3.000 hòn đảo. Biển nước ta có nguồn tài nguyên tiềm tàng, khoáng sản nổi bật là dầu khí (với trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn), và nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, ti tan, cát thủy tinh..., hải sản có tổng trữ lượng khoảng 3-4 triệu tấn. Đặc biệt đáng chú ý là vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch có giá trị như những cánh cửa rộng mở để chủ động hội nhập kinh tế với thế giới. Vùng biển nước ta còn có vị tri đặc biệt quan trọng về quân sự, là biên giới biển Đông, là đường tiếp cận, bàn đạp tiến công, các thế lực xâm lược. Lịch sử cho thấy rằng trong 14 cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù đối với nước ta, có 10 cuộc bắt đầu từ hướng biển. Biển nước ta luôn gắn với những giá trị thiêng liêng tâm linh và lịch sử: Truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ, những chiến công lịch sử Bạch Đằng, Vân Đồn xưa, Cồn cỏ, đường huyền thoại Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ... đã cấu thành những thành tố thuộc về dân tộc nâng đỡ sức mạnh tinh thần cho muôn thế hệ. Tuy nhiên, trong một thời kỳ lâu dài, chúng ta vẫn chưa nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của biển, chưa thấy hết được tiềm năng to lớn của biến trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác nghiên cứu khoa học về biển còn hạn chế. Để biến phát huy tiềm năng, chúng ta cẩn nâng cao nhận thức về vị thế - tầm quan trọng của biển, hải đảo ; cũng như tôn vinh những giá trị của nó trị sự sống cộng đồng. Nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên, môi trường biển, hải đảo. Đặc biệt, trong thời điếm hiện tại cẩn xây dựng ý thức vươn ra biển, làm giàu từ biển trong cộng đồng người Việt Nam, từng bước khẳng định vị thế Việt Nam là một quốc gia mạnh về biển trong khu vực. Và song song với đó là xây dựng lực lượng quân sự hùng hậu đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo. Biển nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên, là nơi nương tựa của hàng chục triệu người dân đất Việt là không gian sinh tồn của dân tộc, là địa bàn chiến lược trong bảo vệ và phát triển đất nước. Do vậy bảo vệ chủ quyền và phát huy tiềm năng biển đảo là mệnh lệnh của Tổ quốc cho mỗi người Việt Nam.
Bình luận (0)
Dung Phạm
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Trâm
3 tháng 2 2017 lúc 19:51

b1)

Quê hương trong xa cách là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng nước bao vây cách biển nửa ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, đã trở thành nỗi nhớ da diết để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lai láng. Trong dòng cảm xúc ấy, Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ.

Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu thiết tha, trong Sáng, đầy thơ mộng của mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Đằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.

Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập cũng được miêu tả với một tình yêu tha thiết:

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ vượt trường giang của đoàn thuyền, hơi thở băng băng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui nó ấm, bình yên của dân làng. Chính từ đây, xuất hiện những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của Quê hương:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Chỉ ai sinh ra và lớn lên ở nơi sông nước mới viết được những câu thơ như thế. Tế Hanh xây dựng tượng đài người dân chài giữa đất trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn: bức tượng đài nồng thở vị xa xăm – vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường chinh phục. Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn thơ Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu?

Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường. Nổi nhớ quê hương trong đoạn kết đã đọng thành những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi. Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá – câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh.

Quê hương của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về cái làng vạn chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ mình. Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết.
Bình luận (0)